Tất tần tật kinh nghiệm mua máy tính để bàn cho dân văn phòng, học sinh, sinh viên

Bạn muốn mua một chiếc máy tính để bàn phục vụ cho việc học, giải trí và làm việc, nhưng lại không biết nên mua loại máy như thế nào cho phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm mua máy tính để bàn thực tế nhất cho dân văn phòng, học sinh và sinh viên.

Khái niệm máy tính để bàn là gì?

 

kinh nghiệm mua máy tính để bàn

Máy tính để bàn hay còn được gọi là PC, là một thiết bị công nghệ cao, được mã hóa, có khả năng lưu trữ, xử lý thông tin và lập trình các chương trình. Từ đó phục vụ nhu cầu giải trí, xem phim và làm việc của người dùng.

So với laptop thì máy tính để bàn cồng kềnh, khó di chuyển hơn và cần nhiều thiết bị lắp đặt hơn. Tuy nhiên, ngược lại nó lại có ưu điểm là dung lượng và hiệu suất làm việc cao hơn laptop.

Những bộ phận chính của máy tính để bàn gồm những gì?

 

kinh nghiệm mua máy tính để bàn

Máy tính để bàn được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, trong đó có các bộ phận chính như:

Chip máy tính (CPU)

kinh nghiệm mua máy tính để bàn

Chip máy tính (CPU) (tên đầy đủ là Central Processing Unit): là chip xử lý trung tâm, nó còn được gọi là bộ não của hệ thống máy tính. Bởi CPU là nơi xử lý mọi thông tin và hành động của máy tính, quyết định đến sự “sống còn” và hiệu suất làm việc của cả phần cứnhg và phần mềm trên máy tính. CPU có chức năng xử lý dữ liệu, thông tin và hành động trước khi nó được thực hiện ra bên ngoài và hiển thị trên màn hình máy tính.

>>> Đọc thêm: Cách cài Win 7 cho máy tính chỉ trong một nốt nhạc

Bộ mạch chủ (Mainboard)

Mainboard là bộ phận máy tính nằm bên trong thùng máy, là nơi để kết nối các linh kiện phần cứng của máy tính, bao gồm: CPU, RAM, ổ đĩa cứng, card VGA…

Bên cạnh đó, một số bộ phận quan trọng cũng được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ như chất bán dẫn oxit kim loại (CMOS), để lưu trữ một số thông tin đo điển hình như đồng hồ của hệ thống khi máy tính bị tắt nguồn.

Là một bộ phận quan trọng của máy tính để bàn, bo mạch chủ có chức năng là điều khiển tốc độ và luồng dữ liệu của các thiết bị ngoại vi. Không chỉ vậy nó còn là nơi cung cấp năng lượng, điện áp cho các linh kiện phần cứng để máy tính để bàn hoạt động ổn định.

Bộ nhớ RAM

kinh nghiệm mua máy tính để bàn

RAM (tên đầy đủ là Random Access Memory) là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên của máy tính để bàn. Chúng có vai trò là nơi lưu trữ tạm thời các dữ liệu và thông tin mà các chương trình hay phần mềm trên máy tính đang sử dụng. Khi máy tính tắt nguồn thì những dữ liệu được lưu trữ trên RAM sẽ bị mất đi.

Hiểu theo cách khác, RAM có vai trò chia sẻ một phần công việc với CPU. Toàn bộ dữ liệu từ các hoạt động máy tính của bạn sẽ được RAM ghi nhớ lại, sau đó RAM mới đẩy các dữ liệu này cho CPU hoạt động. Dung lượng của Ram càng lớn thì tốc độ xử lý càng nhanh và đa nhiệm hơn.

Card màn hình (VGA)

 

kinh nghiệm mua máy tính để bàn

Card màn hình có tên tiếng Anh là Video Graphics Adaptor, viết tắt là VGA. Nó có chức năng giúp máy tính xử lý các hình ảnh và video lên trên màn hình bằng các dữ liệu đồ họa phức tạp, nhờ vào hoạt động của CPU.

Ổ cứng (SSD và HD)

kinh nghiệm mua máy tính để bàn

Ổ cứng là một bộ phận không thể thiếu của máy tính. Nhiệm vụ của nó là lưu trữ dữ liệu, phần mềm, ứng dụng và hệ điều hành của máy tính. Bao gồm các loại ổ đĩa quang thường được dùng để đọc và ghi dữ liệu trên CD, DVD và Blu-ray.

Bộ nguồn máy tính (PSU)

Đây là bộ phận vô cùng quan trọng đối với máy tính để bàn, bởi nó chịu toàn bộ trách nhiệm cung cấp điện áp và công suất cho máy. Nếu bộ nguồn tốt sẽ cung cấp đầy đủ điện áp cho toàn bộ thiết bị của PC.

Trên một số loại máy tính để bàn bộ nguồn này được gắn trong thùng máy có kết nối cáp nguồn ở bên ngoài với một số dây cáp đi kèm bên trong. Các dây cáp này sẽ kết nối trực tiếp với bo mạch chủ và các bộ phận khác như quạt tản nhiệt, ổ đĩa.

Trên đây là những bộ phận chính, cực kỳ quan trọng đối với máy tính để bàn. Để có thể mua cho mình một chiếc máy tính để bàn phù hợp thì ngoài việc nắm được những thông tin cơ bản về máy tính bàn. Các bạn cần biết một số mẹo chọn máy tính. Hãy tham khảo phần tiếp theo để biết được kinh nghiệm mua máy tính để bàn do Techviet247.com tổng hợp nhé.

Những kinh nghiệm mua máy tính để bàn cho dân văn phòng, học sinh và sinh viên cực chuẩn

kinh nghiệm mua máy tính để bàn

Bạn băn khoăn không biết làm sao để chọn mua một chiếc máy tính để bàn tốt nhất, cùng tham khảo những kinh nghiệm mua máy tính để bàn dưới đây nhé.

Kinh nghiệm mua máy tính để bàn với các tiêu chí

Theo kinh nghiệm mua máy tính để bàn mà chúng tôi tổng hợp, một chiếc máy tính để bàn hoạt động tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ đáp ứng các tiêu chí sau:

Chip máy tính: Với đối tượng người dùng là dân văn phòng, học sinh, sinh viên thì các bạn có thể chọn chip Core i3 là có thể dùng ổn. Còn nếu các bạn muốn mua máy dùng cho các tác vụ xử lý cao hơn như thiết kế đồ họa, chơi game… thì cần chip có hiệu năng cao hơn.

RAM: Các bạn có thể chọn loại RAM 2GB, tuy nhiên tốc độ xử lý công việc của loại này sẽ chậm hơn một chút. Để đảm bảo máy tính đủ không gian lưu trữ, tốt nhất là các bạn nên chọn RAM từ 4GB trở lên.

Bộ nguồn: Loại từ 500W là PC của bạn có đủ công suất để thực hiện công việc. Không cần thiết phải mua loại công suất lớn vì như vậy không chỉ gây hao hụt chi phí mà chọn dư thừa.

Ổ cứng: Các bạn chọn loại từ khoảng 1.5TB là có thể đủ dùng. Tùy nhu cầu công việc của bạn cần lưu trữ nhiều thì bạn có thể mua loại ổ cứng khác. Tuy nhiên lời khuyên là bạn nên chọn máy tính có tích hợp sẵn SSD để tăng tốc xử lý các tác vụ máy tính.

Vỏ máy tính (Case): Mỗi thương hiệu sẽ có thiết kế, cấu tạo và vật liệu khác nhau nên bạn có thể lựa chọn loại vỏ máy có kiểu dáng mà bạn thích, đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.

Ổ đĩa quang: Tuy không quá cần thiết nhưng máy tính của bạn cũng nên trang bị đủ để thỉnh thoảng dùng hoặc để cài lại hệ điều hành (sử dụng dễ hơn USB).

Mainboard (Bo mạch chủ): Hãy căn cứ vào loại chip và RAM mà bạn đã lựa chọn để lựa chọn loại bo mạch chủ phù hợp.

Màn hình máy: Nên chọn màn hình lớn khoảng 24 inch trở xuống và có độ phân giải full HD, tần số quét từ 60 -75 Hz, tấm nền TN (để đỡ mỏi mắt). Ngoài ra bạn cũng có thể cân nhắc chọn màn hình IPS.

Kinh nghiệm mua máy tính để bàn cũ cho dân văn phòng, học sinh và sinh viên

Với mức giá rẻ, mua máy tính để bàn cũ cũng là sự lựa chọn của nhiều người. Dưới đây là kinh nghiệm mua máy tính để bàn cũ:

Đầu tiên bạn phải kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn gốc của máy, bởi nó sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm bạn chọn mua. Hiện nay, các loại máy tính để bàn cũ thường có nguồn gốc từ:

  • Các quán nét, các công ty nhà nước, hàng tồn kho, từ cá nhân người dùng thanh lý,…
  • Nhập khẩu từ nước ngoài
  • Hàng trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc hoặc được nhập từ Trung Quốc với chất lượng kém.

Lựa chọn cấu hình máy phù hợp: Máy tính để bàn cũ có nhiều thương hiệu, cấu hình máy khác nhau. Chính vì vậy các bạn nên dựa vào nhu cầu, công việc của bản thân để chọn cho mình sản phẩm phù hợp.

Kiểm tra chế độ bảo hành và đổi trả của máy tính để bàn cũ: Máy tính để bàn cũ sẽ dễ xảy ra các sự cố, lỗi trong quá trình sử dụng nên trước khi quyết định mua, các bạn cần hỏi kỹ về chế độ bảo hành của máy. Ngoài ra nên cũng nên quan tâm đến chế độ đổi trả để có thời gian trải nghiệm máy thực tế.

Hướng dẫn cách test máy tính để bàn cũ cực chuẩn – Kinh nghiệm mua máy tính để bàn

kinh nghiệm mua máy tính để bàn

 

Hướng dẫn test ổ cứng

Để kiểm tra ổ cứng, đầu tiên bạn phải khởi động máy boot vào đĩa CD Hiren Boot, sau đó chọn Hard Disk Tool – MHDD. Gõ số tương ứng với HDD hiện trên màn hình. Cuối cùng bạn nhấn phím F4 2 lần rồi quan sát.

Nếu tốc độ đọc của ổ cứng trên 35.000 Kb/s thì nên mua, còn ngược lại thì không nên.

Bạn quan sát nếu thấy có các điểm đỏ hoặc dấu X thì đó là sector lỗi, vùng có tốc độ đọc chậm sẽ thấy có màu hồng, xanh. Bạn không nên mua dàn máy như vậy.

Hướng dẫn test RAM

Muốn kiểm tra RAM bạn hãy mở thật nhiều ứng dụng hoặc cửa sổ Windows cùng lúc. Nếu máy không bị màn hình xanh hoặc tự động khởi động lại thì máy đó không bị lỗi, nên mua.

Hướng dẫn test CPU

Để test tốc độ của CPU bạn sử dụng phần mềm CPU-Z để có được thông tin chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra CPU tại mục Properties của My Computer. Tuy nhiên, phần thông tin này có thể bị người khác chỉnh sửa.

Cách kiểm tra màn hình máy tính để bàn

Các bạn hãy dùng phần mềm Monitor Test xem xét xem màn hình máy có bị mờ, vạch kẻ, nhiễu, rung… hay không. Lần lượt áp dụng với các chế độ trắng, đen, xanh, đỏ để test máy.

Cách kiểm tra loa

Để test loa máy tính để bàn, bạn hãy thử mở nhạc thật lớn và nghe xem máy có bị rè hay bị mất tiếng không.

Ngoài các bộ phận trên, các bạn cũng nên lưu ý test thử các bộ phận khác như bàn phím, quạt gió, wifi…

Trên đây là những kinh nghiệm mua máy tính để bàn cũ, mới cho dân văn phòng, học sinh và sinh viên do Techviet247.com tổng hợp từ kinh nghiệm thực tiễn. Các bạn hãy tham khảo bài viết để có thêm kiến thức trong việc lựa chọn mua máy tính để bàn nhé.

Hy vọng với những thông tin của bài viết này sẽ giúp các bạn lựa chọn cho mình chiếc máy tính để bàn phù hợp với nhu cầu cũng như công việc của mình. Mọi ý kiến, thắc mắc các bạn hãy bình luận xuống phía bên dưới nhé.

Tag: